CÔNG TY SUPER
CARGO SERVICE
Trong
buổi sáng ngày 17/11/2022, tại giảng đường B5, lớp học phần Giao nhận vận tải quốc tế, câu lạc bộ đã
phối hợp tổ chức talkshow với chủ đề về Sale logistics. Sự kiện sự tham gia của
tám anh chị thuộc bộ phận Sale của công ty Super Cargo Service cùng thầy Trần Hải
Việt – chủ nhiệm câu lạc bộ, những người giàu kinh nghiệm đã dành thời gian
tham gia trao đổi, truyền đạt những thông tin hữu ích.
1.
Năng lực cần
thiết đối với sale logistics
ü Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, đàm phán
ü Xây dựng mối quan hệ, Tư duy định hướng khách hàng
ü Hiểu biết về chuỗi dịch vụ logistics
ü Thái độ, phẩm chất:
ü Có sức khỏe tốt
ü Trung thực, tỉ mỉ, nhiệt tình
ü Tinh thần trách nhiệm và tuân thủ kỷ luật cao
ü Hiểu biết về các nghiệp vụ, chứng từ liên quan
ü Các kỹ năng về ngoại ngữ
2.
Lộ trình đào
tạo và tuyển dụng sale của công ty SCS
Với những người mới vào đảm nhận vị trí
sale, nhân sự mới (freshmen) sẽ được các trưởng bộ phận (leader) phổ biến về
thông tin chi tiết về công việc cũng như các quy định của công ty. Thực tập
sinh mới sẽ được điều đến các bộ phận với sự hướng dẫn của người quản lý giám
sát (supervisor).
Nhân sự mới sẽ được hướng dẫn, đào tạo
làm việc trong vòng 3 tháng. Trong thời gian này, thực tập sinh sẽ được tiếp
xúc với thông tin khách hàng từ nhiều nguồn trong nước và quốc tế. Người giám
sát sẽ hướng dẫn, làm việc việc cùng các bạn. Các bạn sẽ thực hiện các nghiệp vụ,
tiếp xúc với khách hàng dưới sự chỉ dẫn của người giám sát, họ cũng là người sẽ
chia sẻ các kinh nghiệm bổ ích giúp các bạn. Quá trình đào tạo sẽ đòi hỏi các bạn
phải nắm bắt ngày càng tốt các kỹ năng trong công việc, để làm được các bạn
cũng cần có các yếu tố như: yêu nghề, trau dồi các kỹ năng mềm, năng động trong
học tập và phát triển các mối quan hệ,... Qua thời gian, các bạn dần thành thục
các nghiệp vụ sẽ được trao đổi, phối hợp sâu hơn với bộ phận trong công việc. Kết
thúc 3 tháng, các giám sát, leader sẽ đánh giá các bạn (trainee) có được nhận
vào làm chính thức hay không dựa vào kết quả công việc đạt được và thái độ
trong công việc.
Khi được nhận vào làm, các nhân sự
salesman sẽ có thời gian 3 – 4 tháng không áp đặt về doanh số. Đây có thể coi
như thời gian thử việc tiếp theo của các bạn. Sau thời gian này sẽ là lúc bạn
phải tuân theo các kết quả trong kế hoạch của công ty. Quá trình này có thể
phát sinh nhiều khó khăn. Có thể kể đến như trong thời kỳ hiện nay, kinh tế thế
giới đang suy thoái, tăng trưởng chậm dẫn đến thị trường logistics suy giảm gây
khó khăn cho các bạn mới gia nhập ngành.
3.
Trong thời gian làm việc chính thức
Khi làm việc chính thức các nhân viên
sale cần có một lượng khách hàng duy trì cố định và có thể tạo ra lợi nhuận cho
doanh nghiệp. Trong quá trình làm việc, các nhân viên sẽ được thường xuyên trao
đổi hỗ trợ lẫn nhau nhằm phát triển kinh nghiệm. Đối với một số trường hợp gặp
khó khăn khi tiếp cận khách, các leader có thể phối hợp cho các nhân viên mới
chào bằng giá, việc này giúp các nhân viên (staff) tiếp xúc thêm với nhiều trường
hợp trong công việc từ đó rút ra nhiều thứ và các case study.
Các nhân viên trong bộ phận sale cũng cần
hoạt động theo định hướng của cấp trên đề ra. Trong các trường hợp thị trường
xuất hiện biến động, các leader sẽ nhóm họp phân tích chiến lược phù hợp cho
công ty từ đó đề ra định hướng cho các nhân viên sale thực hiện. Các định hướng
có thể là mức giá chào, thị trường cần tập trung,... Trong việc thực hiện công
việc theo định hướng của cấp trên, các nhân viên có thể trao đổi góp ý để cải
thiện năng suất công việc. Các ý kiến đóng góp cũng có thể là điều tốt góp phần
phát triển tổ chức.
4.
Tại sao lại
chọn sale logistics
Sale logistics là bộ phận đặc thù của
ngành logistics, là bộ phận chính đem lại các đơn hàng, tạo ra lợi nhuận. Sale
có đặc trưng là linh động, ít phải ràng buộc với văn phòng nhiều như các cơ
quan hậu cần (back office). Công việc của sale đòi hỏi phải tiếp xúc nhiều với
môi trường bên ngoài để tìm kiếm khách hàng, đồng nghĩa với việc đòi hỏi sự
năng động ở mức cao. Sale thường sẽ bắt gặp nhiều loại vấn đề đa dạng khác
nhau, kích thích suy nghĩ giải quyết vấn đề. Sale logistics là một cầu nối giữa
khách hàng và các bộ phận hậu cần, do vậy cần nắm bắt được các nghiệp vụ để tư
vấn cho khách. Sale có phần thu nhập dựa vào doanh thu, có thể đạt được mức thu
nhập cao.
5.
Sự khác nhau
giữa sale, chăm sóc khách hàng (CS)
Sale chuyên về việc tìm kiếm khách hàng
và nhận đơn hàng mới. Sale thường sẽ chủ yếu tiếp xúc với khách hàng lúc ban đầu,
tiếp nhận yêu cầu, các chứng từ, thông tin khách hàng để tổng hợp chuyển cho
các bộ phận khác. Sau đó công việc cầu nối với khách hàng trong quá trình thực
hiện đơn hàng sẽ do bên chăm sóc khách hàng thực hiện.
Chăm sóc khách hàng trong quá trình thực
hiện đơn hàng sẽ phối hợp với các bộ phận chuyên môn, nắm bắt được quá trình
làm hàng và trao đổi với khách hàng. Giải quyết các phát sinh với khách hàng,
thương thuyết và đề xuất với các bộ phận hậu cần thực hiện.
Các công việc trong hai vị trí này có thể
được thực hiện bởi cả hai đặc biệt là bên sale logistics. Điều này phụ thuộc
vào bộ máy tổ chức của doanh nghiệp.
Nguyễn Tiến Dũng - 87987 - LQC61ĐH
Sáng ngày 16/12/2023, các thầy cô Khoa Kinh Tế - Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam phối hợp cùng Chi Nhánh Công Ty Liên Doanh TNHH Nippon Express (Việt...
Sáng ngày 19/10/2024, các thành viên CLB Kết nối Doanh nghiệp Khoa Kinh tế đã vinh dự được đến tham quan, học hỏi tại kho CFS của...
Sáng ngày 7/5/2024 vừa qua, CLB Kết nối Doanh nghiệp Khoa kinh tế cùng với thầy Trần Hải Việt đã có chuyến tham quan thực tế đầy thú vị và bổ ích tại ...
I LỜI MỞ ĐẦU Sáng thứ 3 ( 14/3/2024 ) vừa qua, Câu lạc bộ kết nối doanh nghiệp Khoa kinh tế đã có cơ hội cùng cô Tiến sĩ phó trưởng Khoa cô Nguyễn...
Sáng ngày 6/12/2023 vừa qua, CLB Kết nối Doanh nghiệp Khoa Kinh tế cùng với thầy Trần Hải Việt đã có chuyến tham quan thực tế đầy thú vị và bổ í...