Giao dịch viên là gì? (14/10/2020)

Giao dịch viên là gì?


Khi bạn muốn thi tuyển để trở thành một giao dịch viên ngân hàng, bên cạnh kiến thức chuyên môn, bạn cần phải tìm hiểu về nghề giao dịch viên ngân hàng là một nghề như thế nào, các công việc bạn cần làm khi là một giao dịch viên? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về nghề giao dịch viên ngân hàng này nhé.

Nếu bạn đã từng 1 lần đến giao dịch Ngân hàng bất kỳ, chắc hẳn bạn đã được tiếp xúc với 1 trong những đội ngũ xinh đẹp nhất hệ thống Ngân hàng, đó chính là giao dịch viên.

.

Giao dịch viên được xem là vị trí “Mặt hoa da phấn” tại ngân hàng, trực tiếp tiếp xúc, xử lý giải quyết các nhu cầu của khách hàng.

 

Đây là vị trí phản ánh chất lượng dịch vụ, hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng, đòi hỏi yêu cầu cao về ngoại hình, nghiệp vụ, đồng thời có được kỹ năng giao tiếp khéo léo…Hiện tại, trong xu thế cạnh tranh khắc nghiệt, các Ngân hàng xây dựng hình ảnh của Giao dịch viên là người tạo ra vũ khí cạnh tranh đối với các ngân hàng khác.

 .

Giao dịch viên (hay còn có Tên gọi khác là Cán bộ kế toán với các Ngân hàng Thương mại Nhà nước) là người thường xuyên tiếp xúc với trực tiếp với Khách hàng nhằm giải đáp các thắc mắc cũng như thực hiện các yêu cầu của Khách hàng trong khả năng và nhiệm vụ của mình nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đến Khách hàng.

.Tính chuyên nghiệp, văn hóa ngân hàng và nhiều giá trị vô hình khác được thể hiện qua cường độ làm việc, thái độ phục vụ và khả năng xử lý chính xác của giao dịch viên. Về công việc của giao dịch viên, có thể mô tả cơ bản thông qua 4 bước như sau:

.

Thứ 1: Tiếp đón, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.

.

Giao dịch viên là người tiếp đón, chào hỏi khách hàng ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên, làm thế nào để trong khoảng thời gian ngắn nhất, khách hàng cảm nhận được sự nhiệt tình, cởi mở, chu đáo từ phía người phục vụ của Ngân hàng.


Đồng thời, giao dịch viên cần tìm hiểu, nắm rõ các nhu cầu của Khách hàng để xác định được các giải pháp hỗ trợ kịp thời.

.

Thứ 2: Tư vấn, hướng dẫn khách hàng.

.

·         Tư vấn, hướng dẫn khách hàng trên cơ sở sản phẩm & dịch vụ cung cấp, phù hợp với đúng nhu cầu KH mong muốn

·         Giới thiệu các sản phẩm và chương trình khuyến mãi, chiến dịch marketing cho Khách hàng

·         Giải đáp thắc mắc của khách hàng; Khai thác các nhu cầu của KH để giới thiệu bán chéo và bán thêm sản phẩm

·         Thực hiện công tác phát triển Khách hàng tại quầy: Thiết lập mối quan hệ, giới thiệu, tư vấn và cập nhật chính sách-sản phẩm-dịch vụ của Ngân hàng cho Khách hàng

·         Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của Khách hàng trong phạm vi thẩm quyền cho phép, đảm bảo bí mật thông tin cho khách hàng. Giải quyết các khiếu nại và thắc mắc trên cơ sở lấy KH làm trọng tâm và đảm bảo uy tín của Ngân hàng

 

Thứ 3: Thực hiện thao tác nghiệp vụ.

.

·         Thực hiện các giao dịch để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm/dịch vụ như: Mở và quản lý tài khoản, nghiệp vụ liên quan tới tiền gửi, nghiệp vụ thanh toán, phát hành thẻ, thu chi tiền mặt và thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, lệnh thanh toán, chuyển tiền…

·         Trực tiếp giao dịch, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tại quầy của Ngân hàng tới Khách hàng một cách an toàn, hiệu quả, kịp thời với chất lượng dich vụ tốt nhất.

·         Đảm bảo quản lý, duy trì hạn mức thu, chi và tồn quỹ tiền mặt được giao

·         Đảm bảo cung cấp, phục vụ yêu cầu của KH và các hoạt động nghiệp vụ một cách nhanh chóng, chính xác theo đúng quy trình, quy định của Ngân hàng

.

Thứ 4: Chăm sóc KH & Phát triển quan hệ lâu dài.

.

·         Chăm sóc khách hàng và đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ phục vụ cho khách hàng theo quy định của ngân hàng.

·         Quan tâm, chăm sóc KH sau bán nhằm tạo mối quan hệ tốt đẹp, thúc đẩy KH sử dụng thêm sản phẩm dịch vụ khác hoặc giới thiệu thêm các KH mới.

 

 

Bên cạnh các nhiệm vụ của một giao dịch viên cơ bản, họ còn phải hoàn thành các công việc khác theo yêu cầu của cấp trên cũng như sự phân công, điều động của Ngân hàng. Dù chịu nhiều áp lực với khối công việc khổng lồ nhưng công việc này cũng mang lại cho các bạn một mức lương thưởng hậu hĩnh, mở rộng mối quan hệ và nâng cao kĩ năng giao tiếp. Đây là cơ hội để rèn luyện bản thân trong môi trường chuyên nghiệp, năng động.

Qua bài viết trên hi vọng có thể giúp các bạn hình dung được giao dịch viên là gì. Chúc các bạn thành công!

Người biên soạn: Vũ Duy Hoàng KTT58ĐH

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

KHO CFS TẠI CÔNG TY TNHH YUSEN LOGISTICS (VIỆT NAM) (29/12/2023)
Sáng ngày 6/12/2023 vừa qua, CLB Kết nối Doanh nghiệp Khoa Kinh tế cùng với thầy Trần Hải Việt đã có chuyến tham quan thực tế  đầy thú vị và bổ í...

Kho Ngoại quan và kho Tổng hợp tại Công ty TNHH Yusen Logistics (Việt Nam) (29/12/2023)
Vào sáng ngày 6/12/2023 vừa qua, CLB Kết nối Doanh nghiệp Khoa Kinh tế Trường Đại học Hàng hải Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Yusen Logistics (Việ...

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KNDN CỦA KHOA KINH TẾ (06/11/2023)
Vào sáng ngày 28/10/2023,  Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã diễn ra  hội nghị “Tổng kết chương trình Kết nối Doanh nghiệp năm học 2022-2023” với sự...

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT KẾT NỐI DN KHOA KINH TẾ (06/11/2023)
TỌA ĐÀM CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI DOANH NGHIỆP I. LỜI MỞ ĐẦU       Vào sáng ngày 28/10/2023 vừa qua, tại p...