NHÓM 2: VẬN CHUYỂN HÀNG RỜI (CHỦ ĐỀ 3) (23/05/2021)
NHÓM 2: VẬN CHUYỂN HÀNG RỜI
CHỦ ĐỀ 3: KHÁI NIỆM VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG RỜI
        
        Tìm hiểu và nghiên cứu về nghiệp vụ Hải quan là một trong những nội dung quan trọng cần thiết cho một sinh viên chuyên ngành Kinh tế Ngoại Thương. Trong quá trình học tập trên giảng đường sinh viên đã được tiếp xúc, nghe  giảng  về bộ môn “Nghiệp vụ Hải quan” và nắm bắt được về các nội dung cơ bản về Hải quan Việt Nam có chức năng gì? Vai trò của Hải quan?,các thủ tục thông quan, kiểm tra, giám sát cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Tuy nhiên đây là một nội dung khá rộng để nghiên cứu, với mỗi loại hàng hóa, phương thức vận tải để xuất nhập khẩu khác nhau sẽ có các hoạt động về Hải quan riêng. Bài viết ngày hôm nay cung cấp và đưa ra  các thông tin cơ bản về khái niệm của thủ tục Hải quan và Thủ tục Hải quan cho hàng rời được thực hiện như thế nào hiện nay.
Trước khi đi vào tìm hiểu từng loại hàng sẽ có thủ tục Hải quan như nào, chúng ta cần nắm bắt một cách chính xác về khái niệm của thủ tục Hải quan.
1. Khái niệm thủ tục Hải quan:
        Thủ tục Hải quan là các thủ tục cần thiết để đảm bảo hàng hóa, phương tiện vận tải được xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biến giới quốc gia.
2. Mục đích của việc thực hiện thủ tục Hải quan.
Đối với doanh nghiệp: đó là việc thông quan được tờ khai để nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam hoặc xuất khẩu hàng hóa ra khỏi biên giới Việt Nam.
Cơ quan Hải quan
- Cơ sở để tính thuế: thực hiện thủ tục Hải quan đối với hàng hóa và căn cứ để cơ quan Hải quan xác định thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu cho từng loại hàng, tiến hành thu thuế và nộp vào ngân sách nhà nước.
- Cơ sở để quản lí hàng hóa: kiểm tra xuất xứ hàng hóa kịp thời ngăn chặn được các lô hàng cấm nhập khẩu, nhập khẩu trái phép như vũ khí đạn dược, ngà voi….
3. Hàng rời và phân loại hàng rời.
        Hàng rời là một loại hàng hóa phổ biến hay gặp trong hoạt động làm thủ tục Hải quan. Có thể hiểu một cách đơn giản nhất đây là loại hàng hóa không được đóng gói, đóng bao hay thùng.Thông thường các hàng hóa này sẽ không phù hợp để chứa thành container mà được chứa trực tiếp trong khoang hàng của các phương tiện vận tải. Ví dụ: ngũ cốc, xăng dầu, hóa chất, than, quặng,…
        Hàng rời được phân loại thành 2 nhóm như sau:
-  Nhóm 1: hàng rời rắn với sự kết hợp từ các phần tử nhỏ, hạt nhỏ hay còn gọi là hàng khô. Loại hàng rời này sẽ được chở với khối lượng, số lượng lớn trên tàu như: lương thực, bột mì, hạt rời, cà phê, nông sản, đá, vật liệu,…
-  Nhóm 2: hàng rời lỏng với các mặt hàng như xăng dầu, hóa chất, nước, dầu thô,… được vận chuyển bằng tanker, tàu thủy, tàu hỏa, đảm bảo an toàn.
4. Thủ tục Hải quan với hàng rời.
        Đối với hàng rời khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu ra vào Việt Nam cần phải thực hiện các thủ tục Hải quan đầy đủ, bao gồm các quy trình như sau
a) Bước 1: Khai và nộp tờ khai Hải quan.
        Hàng hóa khi về đến cảng, hoặc cửa khẩu cần thực hiện khai báo Hải quan.
        Tờ khai Hải quan được lập theo mẫu quy định. Trước đây viết tay theo mẫu in sẵn. Nay hầu hết các Chi cục đã chuyển sang khai và nộp tờ khai theo hình thức Hải quan điện tử. Các đơn vị, doanh nghiệp hay cá nhân có hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ tiến hàng khai tờ khai Hải quan trên hệ thống VINACCS/VSIS.
b) Bước 2: Lấy kết quả phân luồng.
        Kết quả phân luồng hàng hóa trên hệ thống sẽ có 3 luồng xanh vàng và đỏ, với mỗi luồng người khai sẽ phải chuẩn bị các thủ tục về hồ sơ và hàng hóa riêng để được thông quan, cụ thể.
Luồng xanh:
- Trường hợp với số thuế nộp bằng 0: Hệ thống sẽ tự động cấp phép thông quan (Khoảng 3 giây) và xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan hàng hóa nhập khẩu”, “Thông báo nộp phí, lệ phí Hải quan”, người nhập khẩu có thể trực tiếp xuống cảng và lấy hàng không cần phải xuất trình  bộ hồ sơ giấy cho cơ quan Hải quan kiểm tra và được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
- Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:với trường hợp này khi đã thực hiện khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh , hệ thống sẽ kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức và bảo lãnh, nếu số tiền hạn mức  hoặc bảo lãnh lớn hơn bằng số tiền thuế phải nộp hệ thống sẽ xuất ra cho người khai “Chứng từ ghi số thuế phải thu”, “Thông báo nộp phí, lệ phí Hải quan”, “Quyết định thông quan hàng hóa nhập khẩu”. Chủ hàng nhập khẩu không cần chuẩn bị hồ sơ chúng từ giấy nộp để kiểm tra và được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa
Luồng vàng: chủ hàng sẽ  phải chuẩn bị bồ hồ sơ giấy để nộp cho cơ quan Hải quan kiểm tra, và được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
Luồng đỏ: với kết quả phân luồng này người khai sẽ nhận được phản hồi của hệ thống về địa điểm, hình thức và mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa. Bên cạnh đó chủ hàng phải thực hiện việc nộp bộ hồ sơ giấy cho cơ quan Hải quan kiểm tra đồng thời chuẩn bị hàng hóa đưa vào khu kiểm hóa  để công chức Hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa.
        Về cơ bản thì một bộ hồ sơ giấy chủ hàng hay doanh nghiệp cần chuẩn bị sẽ bao gồm các loai giấy tờ và chứng từ sau:
- Tờ khai hàng hóa xuất/ nhập khẩu
- Hóa đơn thương mại (trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán)
- Vận tải đơn (1 bản chụp) 
- Giấy phép nhập khẩu nếu hàng thuộc diện cần phải có giấy phép nhập khẩu. (1 bản chụp)
- Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo của cơ quan kiểm tra chuyên ngành (1 bản chính)
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (1 bản chính hoặc dưới dạng dữ liệu điện tử)
5. Quy trình kiểm tra thực tế đối với hàng rời.
a) Kiểm tra tên hàng rời, mã HS của hàng rời.
        Bước đầu tiên trong quá trình kiểm tra hàng rời sẽ bắt đầu từ việc chi cục Hải quan sẽ kiểm tra từ tên hàng và mã số của hàng hóa. Hoạt động kiểm tra này được thực hiện dựa trên cảm quan thông qua các số liệu kĩ thuật, mô tả chi tiết về hàng hóa, bản chất và công dụng của hàng hóa…đề từ đó xác định đúng số thuế nhập khẩu phải nộp, hàng rời đó có thuộc diện hàng cấm nhập khẩu, hay hàng thuộc nhóm cần kiểm tra chuyên ngành. Trong trường hợp Chi cục Hải quan không xác định được tên , mã số hàng hóa  do mặt hàng cần phân tích trong phòng thí nghiệm mới xác định được thành phần  thì Chi cục Hải quan sẽ cùng chủ hàng lấy mẫu gửi đến cơ quan tổ chức giám định chuyên ngành để yêu cầu thủ tục Hải quan.
        Kết quả kiểm tra: nếu kết quả kiểm tra không có vấn đề gì sai lệch về tên hàng, mã HS trên tờ khai Hải quan với ahfng hóa thực tế xuất nhập khẩu, không có sự sai lệch về mức thuế và biểu thuế cơ quan Hải quan sẽ tiến hành thông quan hàng hóa.
b) Kiểm tra về số lượng.
        Tùy theo hàng rời là hàng lỏng hay khô mà sẽ có sự kiểm tra về số lượng trọng lượng, dung tích khác nhau, thông thường công chức Hải quan sẽ sử dụng các phương pháp cân đo, đếm bằng máy móc (cân điện tử) cho các mặt hàng rời khô, hoặc sử dụng máy soi để kiểm tra.
        Đối với các loại hàng rời dạng lỏng  mà bằng phương pháp thủ công hay thiết bị soi chiếu, cân đo không xác định được lượng hàng thì sẽ căn cứ vào kết quả của tổ chức giám định để xác định.
6. Kết Luận
        Như vậy về cơ bản thủ tục Hải quan đối với hàng rời hiện nay giống với các mặt hàng khác trong quy trình tiến hành làm thủ tục khai báo, trong quá trình kiểm tra thực tế sẽ tùy vào trạng thái của hàng hóa mà có phương thức kiểm tra phù hợp để xác định

Đỗ Hải Yến - KTN59ĐH

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

KHO CFS TẠI CÔNG TY TNHH YUSEN LOGISTICS (VIỆT NAM) (29/12/2023)
Sáng ngày 6/12/2023 vừa qua, CLB Kết nối Doanh nghiệp Khoa Kinh tế cùng với thầy Trần Hải Việt đã có chuyến tham quan thực tế  đầy thú vị và bổ í...

Kho Ngoại quan và kho Tổng hợp tại Công ty TNHH Yusen Logistics (Việt Nam) (29/12/2023)
Vào sáng ngày 6/12/2023 vừa qua, CLB Kết nối Doanh nghiệp Khoa Kinh tế Trường Đại học Hàng hải Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Yusen Logistics (Việ...

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KNDN CỦA KHOA KINH TẾ (06/11/2023)
Vào sáng ngày 28/10/2023,  Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã diễn ra  hội nghị “Tổng kết chương trình Kết nối Doanh nghiệp năm học 2022-2023” với sự...

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT KẾT NỐI DN KHOA KINH TẾ (06/11/2023)
TỌA ĐÀM CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI DOANH NGHIỆP I. LỜI MỞ ĐẦU       Vào sáng ngày 28/10/2023 vừa qua, tại p...