Nhóm 2: VẬN CHUYỂN HÀNG RỜI (CHỦ ĐỀ 7) (16/05/2021)
NHÓM 2: VẬN CHUYỂN HÀNG RỜI
CHỦ ĐỀ 7: GIAO NHẬN HÀNG NÔNG SẢN RỜI TỪ NGOÀI CẦU CẢNG VÀO KHO TẠI CẢNG QUẢNG NINH

1. Giới thiệu chung về Cảng Quảng Ninh
        Cảng Quảng Ninh là Cảng biển nước sâu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và là cảng biển quan trọng lớn thứ 2 sau Cảng Hải Phòng. Với thiết bị hiện đại, năng lực xếp dỡ cùng đội ngũ công nhân, kỹ thuật viên chất lượng cao, Cảng Quảng Ninh đã và đang phát huy thế mạnh trên để cung cấp cấp dịch vụ tốt đến tất cả các khách hàng. Minh chứng là sản lượng hàng hóa thông qua mỗi năm đạt trên 8 triệu tấn (đạt 8,06 triệu tấn vào năm 2020, theo Báo cáo thường niên 2020 do công ty công bố).
        Các mặt hàng được xếp dỡ chủ yếu tại Cảng Quảng Ninh bao gồm: nông sản, dăm gỗ, container, sắt thép phế liệu, thiết bị công nghiệp, hàng bao bịch, thép cây, quặng các loại, ô tô, soda, container, dầu thực vật, than, gạch, v.v… Tuy nhiên do dịch vụ hậu cần vẫn chưa tốt và hoàn thiện như tại Cảng Hải Phòng, vì vậy trong những năm gần đây số lượng hàng container thông qua Cảng rất ít và hầu như không có. Do đó hàng khai thác chủ yếu tại Cảng hiện nay đa phần là hàng rời. 
        Với số liệu cùng với loại hàng khai thác tại các cầu bến dưới đây ta có thể thấy rõ mặt hàng khai thác của Cảng hầu như là hàng rời.

Bảng 1: Năng lực cầu bến tại Cảng Quảng Ninh

STT

Tên/Số hiệu (Name/No.)

Dài (Length)

Độ sâu

(Depth alongside)

Loại tàu/hàng (Vessel/Cargo)

1

Bến số 1

166 m

-9 m

Hàng gỗ cây, dăm gỗ, hạt lúa mì, bột mỳ, sắt thép, than, phân bón, vật liệu xây dựng

2

Bến số 5, 6, 7

680 m

-11,7 m

Container, than, thiết bị, phân bón, hạt lúa mì, nông sản, dăm gỗ.

3

Bến phụ thượng lưu Bến 1

80 m

-5 m

Than gỗ cây, vật liệu xây dựng.


        Do vậy chủ đề của bài viết này sẽ tập trung quy trình giao nhận hàng rời từ ngoài cầu cảng vào kho tại Cảng Quảng Ninh. Cụ thể là đối với hàng nông sản – hạt hạt lúa mì.

2. Đặc điểm về kho hàng chứa hạt hạt lúa mì tại Cảng Quảng Ninh
        Trong chuyến đi thực tế tại Cảng Quảng Ninh vừa qua, cá nhân em đã nhận thấy được một điểm khác tại cửa kho chứa hàng hạt lúa mì đối với các kho khai thác hàng container. Tại cửa kho không thiết kế theo bậc tương ứng với chiều cao sàn xe vận chuyển container, mà thiết kế đường dốc từ cửa kho xuống khu vực hành lang xe chạy. Điều này giúp phù hợp với đặc điểm khai thác loại hàng trên của cảng, giúp xe có thể đi trực tiệp vào bên trong sàn kho và đổ trực tiếp nếu không gian trong kho đủ rộng. Trong một vài trường hợp, nếu kho đầy không đủ diện tích để phương tiện vận tải để chở hàng vào thì sẽ đỗ tại hành lang xe chạy và xe xúc tiến hành vận chuyển hàng vào trong kho. 
        Các thiết bị chủ yếu được sử dụng trong quá trình làm hàng tại kho như: xe nâng, xe gạt và xe xúc để đưa hàng lên phương tiện vận tải và vun hàng lên sau khi phương tiện vận tải đổ hàng vào kho.
 
Hình 1: Hình ảnh cửa kho chứa hàng hạt lúa mì tại Cảng Quảng Ninh (file đính kèm)

Hình 2: Hình ảnh xe xúc làm việc tại kho (file đính kèm)

3. Quy trình nhập hàng hạt lúa mì từ cầu cảng vào kho chứa
3.1. Trước khi tiến hành kế hoạch xếp dỡ hàng khi tàu cập bến: 
        Khi nhận được kế hoạch và thời gian tàu sẽ vào cảng, bộ phận quản lý kho phải tiến hành thực hiện quy hoạch kho. Quy hoạch kho bao gồm: kiểm tra xem chủ hàng gửi loại hàng gì, với số lượng bao nhiêu, tiêu chuẩn yêu cầu bảo quản với mặt hàng như thế nào và tiến hành cho dọn dẹp, vệ sinh kho sạch sẽ để chuẩn bị sẵn sàng nhập hàng vào kho.  
3.2. Tiến hành thực hiện xếp dỡ hàng, nhập hàng vào kho: 
        a, Trước khi phương tiện vận tải ra cầu cảng để lấy hàng:
        Trước khi tiến hành điều phối phương tiện ra cầu cảng để lấy hàng đưa vào kho, toàn bộ đội xe được điều động sẽ qua cầu cân để xác định khối lượng xe và ghi xác nhận vào phiếu cân. Và đối với phương tiện được điều phối, chỉ cần cân trọng tải xe (hay còn gọi là bì xe) một lần đầu tiên trước khi lấy hàng.
        Hiện nay, tại Cảng Quảng Ninh có tất cả 7 cầu cân để phục vụ công tác giao nhận, với trọng tải cân tối đa 80 tấn/1 lần cân.
 
Hình 3: Cầu cân số 1 tại Cảng Quảng Ninh (file đính kèm)

Hình 4: Cầu cân số 6 tại Cảng Quảng Ninh (file đính kèm)
 
Hình 5: Phiếu cân trước khi ra cầu cảng lấy hàng đã được xác nhận bởi nhân viên tại cầu cân số 1 (file đính kèm)

        b, Vận chuyển hàng vào kho: 
        Sau khi ra cầu cảng lấy hàng xong, phương tiện vận tải lại phải qua cầu cân một lần nữa để xác định trọng tải xe sau khi đã lấy hàng và ghi xác nhận vào phiếu cân trước đó. Sau đó di chuyển về kho tập kết, trình phiếu cân đã được xác nhận bới nhân viên điều khiển cầu cân cho người quản lý nhập kho xác nhận số khối lượng hàng được đưa vào trong kho. Quy trình xuất hàng từ kho ra đối với mặt hàng này cũng được tiến hành giống như nhập hàng vào kho. 
 
Hình 6: Phiếu cân trình quản lý kho khi lấy hàng ra khỏi kho (file đính kèm)
 
Hình 7: Phiếu cân sau khi nhập/xuất hàng tại kho đã kí xác nhận của nhân viên giao nhận (file đính kèm)
 
Hình 8: Phiếu cân kiêm phiếu giao nhận (file đính kèm)

3.3. Một số lưu ý khi bảo quản và khai thác làm hàng hạt lúa mì
- Đối với kho lưu trữ hàng rời là nông sản khô sẽ khác với các kho lưu trữ hàng nguyên kiện, pallet như thông thường. Cụ thể là đối với hàng hạt lúa mì, quy trình xếp hàng trong kho sẽ được quy định xếp theo hình thang để đảm bảo việc hàng không bị tràn ra ngoài. 
- Do đặc thù hàng hạt lúa mì phải bảo quản trong điều kiện khô thoáng, vì vậy trong quá trình nhập/xuất kho cần phải lưu ý đến vấn đề thời tiết và kiểm tra thường xuyên các điều kiện bảo quản tại kho, giữ không khi trong kho luôn khô thoáng. Đối với ngày thời tiết mưa, nồm thời gian làm hàng sẽ chậm hơn so với những điều kiện bình thường khác. Thường nếu trời mưa, giông quá to sẽ hoãn làm hàng để đảm bảo chất lượng hàng hóa. 
        Tuy nhiên, nhiều đơn hàng yêu cầu phải xuất/nhập ngay trong điều kiện thời tiết mưa thì kho sẽ có những biện pháp sau đây: 
- Giảm tối đa thời gian nhập xuất hàng để hạn chế không khí ẩm ướt vào trong kho.
- Kho sẽ tiến hàng trải bạt, tấm lót xuống sàn tại nơi xe ra vào để đổ hàng vào kho để tránh ẩm ướt tới hàng bên trong. Đồng thời phủ bạt kĩ lên phương tiện vận tải chở hàng.
- Vệ sinh phương tiện vận tải sạch sẽ để đảm bảo chất lượng hàng. 

        Toàn bộ nguồn ảnh và kiến thức được viết trong bài do cá nhân em thu thập và biên soạn sau buổi thực tế tại Cảng Quảng Ninh vào ngày 17/4/2020 vừa qua. Vì vậy, nếu còn sai sót gì mong các anh/chị, thầy cô góp ý để em có thể hoàn thiện hơn ạ!
        Em xin chân thành cảm ơn!
Đồng Thị Minh Ánh - KTN59ĐH
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

KHO CFS TẠI CÔNG TY TNHH YUSEN LOGISTICS (VIỆT NAM) (29/12/2023)
Sáng ngày 6/12/2023 vừa qua, CLB Kết nối Doanh nghiệp Khoa Kinh tế cùng với thầy Trần Hải Việt đã có chuyến tham quan thực tế  đầy thú vị và bổ í...

Kho Ngoại quan và kho Tổng hợp tại Công ty TNHH Yusen Logistics (Việt Nam) (29/12/2023)
Vào sáng ngày 6/12/2023 vừa qua, CLB Kết nối Doanh nghiệp Khoa Kinh tế Trường Đại học Hàng hải Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Yusen Logistics (Việ...

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KNDN CỦA KHOA KINH TẾ (06/11/2023)
Vào sáng ngày 28/10/2023,  Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã diễn ra  hội nghị “Tổng kết chương trình Kết nối Doanh nghiệp năm học 2022-2023” với sự...

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT KẾT NỐI DN KHOA KINH TẾ (06/11/2023)
TỌA ĐÀM CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI DOANH NGHIỆP I. LỜI MỞ ĐẦU       Vào sáng ngày 28/10/2023 vừa qua, tại p...