Nỗi sợ Sale của sinh viên mới ra trường (14/05/2021)

Nỗi sợ Sales của sinh viên mới ra trường

Họ và tên: Vũ Thị Minh Ngọc

Lớp: LQC59ĐH

Trong thời đại công nghệ 4.0, công nghệ số đang len lỏi mọi ngóc ngách thì vị trí bán hàng – sales đang phát triển một cách nhanh như vũ bão bới do nhu cầu cũng như thị hiếu của khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay khi nhắc đến thuật ngữ “Sales”, một số người nhất là các bạn sinh viên đều cảm thấy khá e dè và có phần “sợ”. Vậy, bài viết này sẽ chỉ ra các nỗi sợ phổ biến của vị trí nhân viên Sales và cách khắc phục nỗi sợ đó

Đầu tiên, cần hiểu rằng Sales là vị trí nhân viên kinh doanh bán hàng cho doanh nghiệp. Nhân viên Sales có nhiệm vụ tiếp xúc trực tiếp với khách, tư vấn giúp khách hàng lựa chọn được những sản phẩm – dịch vụ phù hợp. Giải đáp các thắc mắc về sản phẩm dịch vụ, thuyết phục khách mua hàng giúp tăng doanh thu cho công ty. Trong doanh nghiệp, Sales là bộ phận rất quan trọng giúp thúc đẩy doanh thu cho công ty. Các nhân viên Sales sẽ tiếp xúc với khách hàng trực tiếp hoặc qua điện thoại. giới thiệu sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng đồng thời nắm bắt các nhu cầu để có thể tư vấn và đưa ra các lựa chọn phù hợp cho khách hàng, thúc đẩy hành vi mua hàng của khách. Tuy nhiên, họ có những nỗi sợ riêng, chủ yếu mà hầu như nhân viên Sales nào cũng gặp phải như:

1. Sợ không tạo được ấn tượng tốt trong lần tiếp xúc đầu tiên

Trong việc bán hàng, ấn tượng đầu tiên đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu tạo được ấn tượng tốt thì đó chính là một khởi đầu thuận lợi và ngược lại.Thậm chí khi ấn tượng đàu tiên tốt có thể dễ dàng bán sản phẩm cũng như tạo niềm tin cho khách hàng. Chính vì thế, người làm Sales thường cảm thấy căng thẳng trong lần đầu tiên gặp khách hàng vì sợ không tạo được ấn tượng tốt với khách hàng tiềm năng. Khi không tạo được ấn tượng đầu tiên tốt thì mọi công việc về sau của bạn sẽ khó khăn cũng như chịu nhiều áp lực hơn.

Vậy làm thế nào để tạo ấn tượng với khách hàng trong lần gặp đầu tiên? Bạn cần chuẩn bị tốt, chuẩn bị kĩ nội dung và hình thức cho việc tiếp xúc khách hàng, chuẩn bị tốt như cách chuẩn bị cho một buổi thuyết trình quan trọng. Bạn phải chuẩn bị chính xác những điều bạn muốn nói với khách hàng là gì? Bạn muốn thể hiện bản thân như thế nào?  Bạn muốn giới thiệu về công ty mình ra sao? Bạn muốn khách hàng của bạn biết đến sản phẩm/dịch vụ của bạn theo cách nào? Và mục tiêu mỗi cuộc gặp gỡ khách hàng. Để thành công trong công việc Sales bạn cần chuẩn bị thật kĩ bởi nếu bạn không chuẩn bị gì cả, nghĩa là đang chuẩn bị cho sự thất bại

2. Sợ bị khách hàng từ chối

Sales có kinh nghiệm luôn hiểu rằng họ không thể thành công với 100% khách hàng. Trong khi đó, hầu hết Sales mới sẽ cảm thấy sụp đổ tinh thần khi họ bị khách hàng từ chối. Hãy nhớ rằng: Chừng nào bạn còn giữ tâm lý sợ khách hàng từ chối thì bạn còn không bán được hàng.

Với các dấu hiệu là bạn sợ từ chối như:

·                    Bạn luôn nghĩ về các trường hợp có thể bị từ chối – Bạn luôn tự hỏi trong đầu “Nếu họ nói không thì sao?”. Bạn không suy nghĩ về những vấn đề quan trọng hơn như là: Đó có phải là khách hàng phù hợp cho thị trường đích của bạn? Vì sao họ nên chọn sản phẩm của bạn thay vì các sản phẩm khác có thể có mức giá dễ chịu hơn? Những câu hỏi này sẽ giúp bạn bán hàng và xử lý những trường hợp bị từ chối. Các dấu

·                    Cảm giác thất bại mỗi lần bị từ chối – Bạn thường cảm thấy rằng mình chưa đủ tốt hoặc sản phẩm hay dịch vụ của bạn chưa đủ tốt mỗi lần bị từ chối. Thậm chí bạn cũng cảm thấy như vậy khi một khách hàng không phản hồi hoặc trì hoãn mua hàng.

·                    Bạn mất nhiều ngày để phục hồi khi bị từ chối – Khi một khách hàng tiềm năng không muốn mua sản phẩm của bạn, bạn sẽ nghĩ về điều đó trong thời gian lâu hơn 1 ngày. Thậm chí bạn còn xem lại tương tác với khách hàng xem bạn có thể nói hoặc làm gì khi kết thúc bán hàng. Bạn cũng cảm thấy thù oán đối với khách hàng hoặc sản phẩm nói chung.

 

Trước tiên, phải xác định tư tưởng rằng việc khách hàng từ chối là hoàn toàn có thể xảy ra. Hãy bình tĩnh đón nhận nó một cách khôn ngoan bởi khách hàng mới là người nắm quyền đưa ra quyết định. Hiểu được lý do đằng sau việc từ chối mua hàng có thể giúp bạn nhận ra những lỗ hổng trong việc bán hàng và cải tiến nó tốt hơn. Các chuyên gia giàu kinh nghiệm đã khẳng định rằng: Cách duy nhất để đánh bại nỗi sợ là đối đầu với nó.

Tôi xin đưa ra một cách để có thể giảm nỗi sợ bị khách hàng từ chối. Đó là hãy luyện tập thật nhiều tình huống bán hàng, hãy suy nghĩ về những tình huông khách hàng kháng cự hoặc nói không với bạn và bạn sẽ xử lý tình huống đó như thế nào, bạn cần phải luyện tập hoặc lên kế hoạch cho những tình huống như vậy.

Thông qua việc luyên tập liên tục, lặp đi lặp lại như vậy bạn sẽ cảm thấy ít lo lắng hơn về những cái bạn sẽ nói và những tình huống bạn cần xử lý và bạn có thể tập trung vào phản hồi của khách hàng. Bởi những phản hồi của khách hàng sẽ giúp bạn xử lí các tình huốngsắp tới một cách tốt hơn. Hãy suy nghĩ rằng những khách hàng từ chối bạn là những người đã chia sẻ với bạn những bài học để bạn có thể thực hiện những cuộc gọi tiếp theo một cách tốt nhất, là những người giúp bạn cải thiện phương pháp bán hàng của mình.

3. Nỗi sợ không biết nói gì khi bán hàng

Thông thường, những người mắc phải nỗi sợ này thường là những người có dấu hiệu sau:

·                    Bạn háo hức bắt đầu nhưng chưa làm gì cả - Bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng để có thể bắt đầu. Tuy nhiên, bạn lại chưa nhấc điện thoại lên, gửi email bán hàng hoặc bắt đầu viết giới thiệu sản phẩm.

·                    Bạn thấy sợ hãi khi gọi điện bán hàng – Bạn đã hành động, tuy nhiên dù bạn có lòng nhiệt tình với sản phẩm và dịch vụ của mình, bạn lại không thể diễn đạt ý tưởng một cách rõ ràng. Và bạn bắt đầu nói lắp hoặc không biết nói gì. Hoặc nếu bạn viết thư mời hàng, bạn có thể mắc lỗi chính tả hoặc mô tả ý tưởng một cách kỳ cục.

·                    Bạn có những suy nghĩ tiêu cực – Không dễ để nhận ra những điều bạn nên nói hoặc làm khi đang mời hàng. Gần như ngay khi bạn kết thúc buổi giao dịch, bạn nhận ra tất cả những lỗi bạn đã mắc và những cơ hội bạn bỏ lỡ. Bạn không thể thích ứng được với tình huống khi nó đang xảy ra. 

Vậy, cách để khắc phục nỗi sợ này là mạnh mẽ, tự tin, chủ động liên lạc với khách hàng. Nỗ lực, tìm kiếm cũng như nói chuyện với khách hàng, làm quen dần với việc tiếp xúc khách hàng, nói chuyện với người lạ để có đủ bản lĩnh, cơ hội tiếp cận với các khách hàng tiềm năng

3. Chưa biết rõ ràng về tần suất nói chuyện với khách hàng

 Đối với các nhân viên Sales mới nỗi sợ của họ khi giữ tần suất nói chuyện với khách hàng là “Không dồn dập thì sợ khách "quên", liên hệ nhiều lại sợ bị khách "ghét"

Để bán được hàng, bạn buộc phải tương tác, kết nối và đôi khi là thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định mua. Nhưng có một nghịch lý trong cuộc sống thường nhật là không ít các người mới vào vị trí sales khiến khách hàng ác cảm và thậm chí là từ chối làm việc bởi họ cảm thấy bị gây áp lực và "tấn công" thái quá. Ngược lại, nhiều người vì sợ liên hệ nhiều quá khách bực mình mà đánh mất họ.

Vậy cách khắc phục là : hãy tập trung nhiều hơn vào việc có một cuộc trò chuyện với khách hàng tiềm năng của bạn hơn là chỉ bán hàng. Đây chính là bí quyết giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi này. Hãy tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và tự hỏi liệu những gì bạn đang cung cấp có giá trị thực sự cho họ hay không. Khi bạn quan tâm đến khách hàng tiềm năng của mình và phát triển cảm giác tin tưởng, bạn sẽ có nhiều khả năng bán được hàng hơn.

4.  Sợ không đáp ứng được tất cả nhu cầu của khách hàng

Dù đã nhận được câu trả lời "đồng ý" từ khách hàng tiềm năng nhưng không ít Sales vẫn cảm thấy sợ không đáp ứng được tất cả những mong đợi của khách hàng. Điều này đồng nghĩa với việc rằng bạn chưa hiểu rõ khách hàng cũng như sản phẩm hay lợi thế cạnh tranh của công ty mà bạn đang làm việc

Hãy kiểm chứng tất cả các thông tin về sản phẩm mà bạn nói với khách hàng. Nếu đó đều là sự thật, bạn phải tự tin vào sản phẩm mình đang bán. Hãy xem những phản hồi tích cực từ những người đã mua sản phẩm của bạn. Điều này cũng giúp bạn cảm thấy tự tin về việc bạn có thể mang đến những giá trị thực sự cho khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên có thái độ cởi mở và chủ động đón nhận những ý kiến phản hồi từ khách hàng trong quá trình tương tác với họ. Có thể những thông tin này sẽ giúp công ty của bạn cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn.

5. Sợ vì không biết mình có đang làm đúng quy trình hay không

Nhiều người mới vào ngành Sales luôn luôn cảm thấy lo sợ không biết mình có đang làm đúng hay không thì bạn vẫn chưa phải là một người làm chủ được quá trình bán hàng của mình. Chính sự phân vân, lo sợ của bạn trong quá trình tương tác với khách hàng là lý do khiến họ cảm thấy không tin tưởng. Việc bán hàng hiệu quả đòi hỏi bạn cần có chiến thuật đúng đắn và cung cấp cho khách hàng những gì họ cần.

Bạn sẽ tự tin về những gì mình làm khi bạn nắm chắc được quy trình, những nội dung đã được hướng dẫn và những kĩ năng đã được đào tạo trước khi bắt đầu công việc. Hãy nghiêm túc học hỏi và tích cực chủ động luyện tập, chắc chẵn kĩ năng của bạn sẽ tiến bộ mỗi ngày. Việc đi đúng hướng và áp dụng đúng chiến thuật sẽ giúp bạn tự tin hơn trong quá trình tư vấn và thuyết phục khách hàng.

Trên đây, là những nỗi sợ chủ yếu của nhân viên Sales hay nói đúng hơn là của các nhân viên mới làm lĩnh vực Sales. Ngoài ra, để có thể cải thiện thì mỗi nhân viên Sale đều cần phải có các kĩ năng và kiến thức về các sản phẩm, dịch vụ của công ty mình. Các kĩ năng cần thiết phải có như:

1.Khả năng giao tiếp và đàm phán tốt

Đây là tố chất đầu tiên cũng là rất quan trọng không thể thiếu đối với một nhân viên Sales giỏi. Kỹ năng này giúp nhân viên dễ dàng tiếp cận trao đổi và đàm phán giúp tạo dựng mối quan hệ cũng như tư vấn giúp khách hàng tin tưởng khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.

2.Linh hoạt, nhạy bén

Để có thể trao đổi và tư vấn đưa ra các giải pháp phù hợp thì bạn cần phải nhạy bén nắm bắt được các nhu cầu của khách. Khéo léo đưa ra các giải pháp giúp khách lựa chọn được sản phẩm dịch vụ phù hợp.

3.Nắm vững các thông tin về sản phẩm dịch vụ cần bán

Việc nắm vững các thông tin về dịch vụ sản phẩm công ty cung cấp là điều bắt buộc đối với nhân viên Sales. Chỉ khi bạn nắm rõ sản phẩm dịch vụ mình cung cấp thì mới có thể đưa các giải pháp tư vấn hợp lý và chính xác cho khách giúp cơ hội chốt đơn hàng cao tăng doanh thu cho công ty.

4.Nhân viên sales là người có bản lĩnh cao

Đối với nhân vien Sales việc hàng ngày phải đối mặt với những lời từ chối, những cái lắc đầu đôi khi thái độ thiếu thiện cảm của khách hàng, cùng với đó là áp lực doanh số đòi hỏi họ phải là người có bản lĩnh cao để vượt qua được các khó khăn và áp lực.

Một nhân viên Sales giỏi sẽ là người kiên trì, đôi khi là lì lợm tiếp tục công việc mà không bị nản chí, bỏ cuộc. Chính nhờ sự kiên trì mà họ sẽ đạt được những thành công nhất định trong nghề.

5.Luôn giữ nụ cười trên môi và bề ngoài chỉn chu

Không một khách hàng nào muốn mua sản phẩm hay tiếp xúc với một nhân viên sales với gương mặt cau có khó chịu, quần áo nhăn nhúm, xộc xệch. Do đó, bạn phải luôn chỉnh chủ bề ngoài, gương mặt sáng sủa, đầu tóc gọn gàng, quần áo hợp thời, lịch sự, thái độ cởi mở tươi cười thì mới có thể tiếp xúc và tư vấn sản phẩm cho các khách hàng tiềm năng giúp tỷ lệ chốt đơn hàng cao hơn và mang lại doanh thu cho công ty.

Bên cạnh đó, người làm sales cần phải có thêm những nhân tố quan trọng sau:

–    Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.

–    Sử dụng thành thạo các ứng dụng văn phòng như: Word, Excel, PowerPoint, Outlook và Internet.

–    Hiểu biết về internet và website, quảng cáo trực tuyến.

–    Phối hợp trong nhóm kinh doanh tốt.

Bài viết trên đây đã nêu lên nỗi sợ chủ yếu đối với vị trí Sales với những người đang và mới bắt đầu làm nghề. Nghề Sales là một nghề tiềm năng, giúp bạn có thể cải thiện được các kĩ năng cũng như các mối quan hệ của chính bản thân mình. Tuy nhiên vẫn có những khó khăn nhất định của ngành này. Điều quan trọng là bạn phải biết cách biến nỗi sợ, khó khăn làm bàn đạp, làm mục tiêu để phát triển bản thân cũng như công việc. Với kiến thức còn hạn hẹp, bài viết không thể không có những điểm thiếu sót, mong rằng bạn đọc có thể chỉ ra những điều sai để bản thân mình khắc phục. Hi vọng với bài viết này, có thể giúp ích được các bạn phần nào trong cuộc sống cũng như công việc. Chúc các bạn niềm vui, sức khỏe và thành công !

 

 

 

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

KHO CFS TẠI CÔNG TY TNHH YUSEN LOGISTICS (VIỆT NAM) (29/12/2023)
Sáng ngày 6/12/2023 vừa qua, CLB Kết nối Doanh nghiệp Khoa Kinh tế cùng với thầy Trần Hải Việt đã có chuyến tham quan thực tế  đầy thú vị và bổ í...

Kho Ngoại quan và kho Tổng hợp tại Công ty TNHH Yusen Logistics (Việt Nam) (29/12/2023)
Vào sáng ngày 6/12/2023 vừa qua, CLB Kết nối Doanh nghiệp Khoa Kinh tế Trường Đại học Hàng hải Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Yusen Logistics (Việ...

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KNDN CỦA KHOA KINH TẾ (06/11/2023)
Vào sáng ngày 28/10/2023,  Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã diễn ra  hội nghị “Tổng kết chương trình Kết nối Doanh nghiệp năm học 2022-2023” với sự...

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT KẾT NỐI DN KHOA KINH TẾ (06/11/2023)
TỌA ĐÀM CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI DOANH NGHIỆP I. LỜI MỞ ĐẦU       Vào sáng ngày 28/10/2023 vừa qua, tại p...