Các nguyên tắc xếp hàng hóa lên tàu container và cách đọc số ghi trên container (18/12/2020)

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay thương mại giữa các quốc gia ngày càng phát triển từ đó kéo theo nhu cầu vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia cũng tăng theo. Có rất nhiều phương thức vận tải mà khách hàng có thể lựa chọn nhưng trong số đó thì vận tải hàng hóa bằng đường biển đặc biệt là bằng các tàu container có lẽ là phương pháp tiết kiệm và chuyên chở được lượng hàng hóa lớn nhất. Vậy chúng ta cần lưu ý những nguyên tắc gì để đảm bảo các tàu container có thể vận chuyển hàng hóa một cách an toàn và đảm bảo thuận lợi cho việc dỡ hàng ở các cảng tiếp theo?

Qua buổi chia sẻ kiến thức với Câu lạc bộ, thầy Tiến và anh Toàn- hãng tàu HMM đã chia sẻ rằng: “Trước hết chúng ta cần hiểu rằng container không phải hàng hóa mà chỉ là phương tiện, công cụ để bao bọc, chứa đựng các loại hàng hóa.”

Vì vậy, dưới đây là một vài nguyên tắc cần lưu ý khi xếp container lên tàu mà em đã tổng hợp được sau buổi chia sẻ kiến thức nghiệp vụ vào ngày 12/12/2020 vừa qua tại Phòng mô phỏng - Khoa Kinh tế, trường Đại học Hàng Hải Việt Nam.

1.                      Các container nào đến cảng dỡ trước thì sẽ được xếp lên trên

Điều này sẽ đảm bảo cho việc hàng hóa được dỡ xuống một cách thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Ví dụ một tàu container có chặng tuyến đi là Seoul – Busan – Hongkong - Việt Nam - Seoul thì các container dỡ ở cảng Busan sẽ được xếp ở những tầng trên cao để đảm bảo việc dỡ hàng được thuận lợi. Nếu xếp những container này ở những tầng dưới hoặc dưới hầm thì ta sẽ phải dỡ hết cont ở phía trên ra rồi mới lấy được những cont mình cần. Như vậy không chỉ tốn thời gian mà còn tốn một lượn chi phí rất lướn cho việc dỡ hàng.

2.                      Các container 20 feet không được đặt lên trên container 40 feet

Trên các tàu container sẽ được chia làm nhiều bay (khoang) - những lát cắt ngang, được đánh số từ mũi tàu. Một khoang sẽ xếp được 2 container 20 feet hoặc 1 container 40 feet. Các container (đặc biệt là các container xếp trên boong) sẽ được lên kết với nhau bằng gù. Ở các container 40 feet chỉ có chân gù ở 4 góc mà không có các chân gù ở giữa vì vậy không đảm bảo liên kết giữa các container được chắc chắn và ổn định khi xếp chồng cont.

3.                      Không xếp chồng các container khác lên phía trên các container hở mái

Các container hở mái là các container chứa các loại hàng hóa quá khổ về chiều cao nên nếu chúng bị các container khác xếp chồng lên trên sẽ gây biến dạng, hư hỏng cho hàng hóa.

4.                      Các container lạnh sẽ được xếp trên boong tàu

Đặc điểm đặc biệt của loại container này là cần phải duy trì một mức nhiệt độ nhất định để đảm bảo chất lượng hàng hóa bên trong. Nên chúng nên được đặt trên boong để đảm bảo việc có dây cắm điện đồng thời cũng thuận tiện để có thể kiểm tra thường xuyên.

5.                      Các container quá khổ (Platform container) nên đặt lên các tầng ở phía trên

Các container này thường chứa các loại hàng hóa cồng kềnh quá khổ quá tải nên chúng có kích thước lớn. Nếu đặt chúng ở những tầng dưới chúng sẽ chiếm chỗ của các container khác.

6.                      Các container có khối lượng nặng sẽ được xếp ở giữa, các container nhẹ hơn sẽ được xếp ở hai bên tàu

Khi tàu di chuyển trên biển chúng sẽ chịu tác động của rất nhiều loại lực khác nhau ảnh hưởng đến việc di chuyển của tàu. Nếu xếp các loại hàng hóa có khối lượng nặng được xếp ở hai bên tàu thì khi bị tác động bởi các loại lực này thì tàu sẽ không thể trở về trạng thái cân bằng

Vậy làm thế nào để có thể nhận biết các loại container này? Chúng ta sẽ dựa vào một dãy kí hiệu gồm 4 kí tự trên vỏ container.

- Kí tự đầu tiên thể hiện chiều dài container

- Kí tự thứ hai thể hiện chiều cao của container

- Hai kí tự cuối thể hiện loại container

Theo tiêu chuẩn ISO 6346 thì các kí tự này có ý nghĩa như sau:

Chiều dài

Chiều cao

Loại container

2: 20 feet

4: 40 feet

L: 45 feet

M: 48 feet

2: 8 feet 6 inches

5: 9 feet 6 inches

G1: Container thường (General Purpose Container)

R1: Container lạnh (Refrigerated Container)

U1: Container hở mái (Open- top Container)

P1: Container quá khổ (Platform Container)

T1: Container bồn (Tank Container)

 

Ví dụ trên vỏ container có ghi 22G1 thì đó sẽ là container 20 feet, có chiều cao 8 feet 6 inches và là container thường.

Trên đây là một vài kiến thức mình tổng hợp được qua buổi chia sẽ kiến thức của Câu lạc bộ. Mong rằng nó sẽ có ích cho các bạn trong việc học tập.

Chúc các bạn thành công trong công việc và cuộc sống!

Biên soạn: Nguyễn Thị Thanh – KTN59ĐH

 

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

KHO CFS TẠI CÔNG TY TNHH YUSEN LOGISTICS (VIỆT NAM) (29/12/2023)
Sáng ngày 6/12/2023 vừa qua, CLB Kết nối Doanh nghiệp Khoa Kinh tế cùng với thầy Trần Hải Việt đã có chuyến tham quan thực tế  đầy thú vị và bổ í...

Kho Ngoại quan và kho Tổng hợp tại Công ty TNHH Yusen Logistics (Việt Nam) (29/12/2023)
Vào sáng ngày 6/12/2023 vừa qua, CLB Kết nối Doanh nghiệp Khoa Kinh tế Trường Đại học Hàng hải Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Yusen Logistics (Việ...

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KNDN CỦA KHOA KINH TẾ (06/11/2023)
Vào sáng ngày 28/10/2023,  Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã diễn ra  hội nghị “Tổng kết chương trình Kết nối Doanh nghiệp năm học 2022-2023” với sự...

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT KẾT NỐI DN KHOA KINH TẾ (06/11/2023)
TỌA ĐÀM CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI DOANH NGHIỆP I. LỜI MỞ ĐẦU       Vào sáng ngày 28/10/2023 vừa qua, tại p...