Những lưu ý khi làm hàng xuất khẩu (container) (22/10/2020)

Những lưu ý khi làm hàng xuất khẩu (container)

           Chúng ta sinh ra không phải mọi thứ ta đều biết mà nó được rèn luyện và học hỏi không ngừng trong cuộc sống. Như anh Trần Văn Thụ đại diện cho MTL đã từng chia sẻ: “ Các em sinh viên khi mới đi làm thường rất e dè hoặc hỏi rồi nhưng quên không dám hỏi lại . Nhưng đó là chuyện bình thường mình không biết chỗ nào thì nên hỏi các anh chị đi trước để tránh sai sót hihi”.

           Sau đây mình xin tổng hợp một số những troubles hay gặp phải trong quá trình XK hàng sea  mà chúng ta cần chú ý:

Booking

            +Sử dụng sai loại container trên booking : lấy cont hãng này đi hãng khác . Chẳng hạn dùng cont của ZIM xuất sang Mỹ nhưng lại dùng Booking của CMA trong khi booking của Zim đi Trung Quốc.

            + Dễ bị nhầm tên giữa các cảng ví dụ như: Nam Đình Vũ với Nam Hải Đình Vũ, Đình Vũ Và PTSC Đình Vũ.

  # Chú ý địa điểm cảng , thời gian, số container.

Chọn vỏ cont chưa đúng với hàng hóa

           + Đối với người mới làm chưa có kinh nghiệm thực tế nhiều khi được khách hàng giao cho số tấn hàng bạn sẽ lúng túng trong chọn vỏ và chi phí ( Nên tham khảo ý kiến các anh chị ). Đây là ưu thế của bạn làm sale để dành được sự tin tưởng của khách hàng. Từ thông tin hàng hóa của chủ hàng mà bạn nên tính toán để sử dụng đúng loại cont (CTU: đơn vị để đóng hàng) để đạt hiệu quả về mặt kinh tế, vì 1 container có rất nhiều phí liên quan nào là phí cước tàu, phí THC, Phí DEM/DET do đó tính toán chọn đúng chủng loại sẽ tiết kiệm được khá nhiều.

           + Tùy vào tính chất hàng hóa chứ không chỉ dựa và số lượng và kích thước để chọn. VD những mặt hàng có khối lượng nặng thể tích chiếm chỗ ít thường dùng loại cont 20’ còn cont 40’ dùng trong vận chuyển hàng cồng kềnh chứ không phải cứ cont lớn là đóng hàng nặng và nhiều.

 Tình trạng container

            + Nếu container có tình trạng không tốt thì chắc chắn sẽ chịu nhiều rủi ro về hư hỏng và bồi thường dễ gây tranh cãi giữa với hãng tàu về trách nhiệm. người chọn cont phải đặc biệt lưu ý khi nhận từ hãng phải đảm bảo : cont rỗng phải sạch sẽ khô ráo,sàn cont khóa của seal.

           + Công bị hỏng hóc bóp méo lỗi trách nhiệm quy về ai? Cần chụp hình ảnh cont và ghi rõ tình trạng cont trước khi làm biên bản giao nhận, cont sau khi đóng hàng,vận chuyển để quy rõ trách nhiệm các bên liên quan tránh tranh chấp.

           + Trong một số trường hợp khách hàng khó tính và yêu cầu cao mình phải chiều theo ý khách dù rất nhỏ VD như một số khách thị trường Nhật bản một số khách hợp không chấp thuận dù mặt sàn chỉ có vết xước.

      # Đây là điểm đặc biệt quan trọng cần lưu ý vì liên quan trực tiếp đến hàng hóa vận của của mình.Hiện nay thì vỏ container luôn được update hình ảnh trên hệ thống nhưng đôi khi vẫn cần kiểm tra thực tế. 

Chứng từ

Kiểm tra thông tin hàng hóa

             +Tránh trường hợp hàng hoá bị lỗi hay cần sửa chữa lại sau khi đã làm xong thủ tục và thanh lí tờ khai rồi. Sẽ mất thời gian và thủ túc kéo lại cont về.

             +Số vận đơn , số container, số seal, Mã số thuế, tên hàng mô tả hàng hóa, số lượng hàng trong các chứng từ cần được kiểm tra cẩn thận,kỹ càng tránh bị sai dùng số, ký tự và các số liệu giữa các chứng từ phải đồng nhất không được sai lệch để tránh mất thời gian sửa lỗi.

  # Chứng từ cần thật cẩn trọng tránh sai sót thông tin dù rất nhỏ cũng sẽ khiến lô hàng bạn bị delay.

Đóng hàng

             +Có nhiều vấn đề như tai nạn,hư hại diễn ra trên biển do việc đóng hàng không chắc chắn. vì trên biển dễ có sóng to bão lớn chênh vênh hàng trong cont, dễ đổ vỡ hàng.

             + Luôn phải care lô hàng xem đã lên tàu chưa chú ý giờ cắt máng ( closing time ) để tránh bị rớt container.. .Một ví dụ cách giải quyết thực tế: như anh Thụ ở MTL chia sẻ cách xử lí “ thí dụ 1 lô hàng xuất có 2 container mà bị rớt lại 1 container. Thì ta sẽ phải liên hệ hãng tàu để được họ support có thể là hãng sẽ cho tàu sẽ cho công đi trước chờ ở cảng trung chuyển Singapo để hai cont đến cảng đích trên cùng chuyến tàu.”    

  # Chọn pallet chắc chắn phù hợp với loại hàng. Xếp và đóng hàng cẩn thận theo quy luật.

             Trong thực tế có rất nhiều vất đề phát sinh ta không thể lường trước được. Nhưng từ những lần như vậy, những cách xử lí tình huống khác nhau ta sẽ rút ra được nhiều bài học để tránh sai xót phát triển mình hơn trong công việc. Bên trên là một số những lưu ý cơ bản và còn rất nhiều những điều trong thực tế mong được mọi người chia sẻ thêm. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn chúc các bạn thành công!

     

                                                                                                     Nguyễn Phương Lan KTB59ĐH

 

 

 

 

 

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

KHO CFS TẠI CÔNG TY TNHH YUSEN LOGISTICS (VIỆT NAM) (29/12/2023)
Sáng ngày 6/12/2023 vừa qua, CLB Kết nối Doanh nghiệp Khoa Kinh tế cùng với thầy Trần Hải Việt đã có chuyến tham quan thực tế  đầy thú vị và bổ í...

Kho Ngoại quan và kho Tổng hợp tại Công ty TNHH Yusen Logistics (Việt Nam) (29/12/2023)
Vào sáng ngày 6/12/2023 vừa qua, CLB Kết nối Doanh nghiệp Khoa Kinh tế Trường Đại học Hàng hải Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Yusen Logistics (Việ...

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KNDN CỦA KHOA KINH TẾ (06/11/2023)
Vào sáng ngày 28/10/2023,  Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã diễn ra  hội nghị “Tổng kết chương trình Kết nối Doanh nghiệp năm học 2022-2023” với sự...

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT KẾT NỐI DN KHOA KINH TẾ (06/11/2023)
TỌA ĐÀM CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI DOANH NGHIỆP I. LỜI MỞ ĐẦU       Vào sáng ngày 28/10/2023 vừa qua, tại p...