THÁI ĐỘ KỸ NĂNG TRONG GIAI ĐOẠN THỬ VIỆC TRONG DOANH NGHIỆP (22/10/2020)


Với mỗi sinh viên, khi còn ngồi trên ghế nhà trường ai cũng mơ ước sau này ra trường đi làm có một công việc tốt, gặp sếp tâm lý, đồng nghiệp thân thiện, môi trường chuyên nghiệp,...

Vậy các bạn có nghĩ mình cần làm gì để có thể đạt được mong muốn như vậy không? Bất cứ thứ gì không phải tự nhiên mà có, bản thân mình có chuyên môn, có kỹ năng tốt thì tất nhiên việc đạt được nhưng điều mà bạn mơ ước trên kia là hoàn toàn có thể. Nhưng hình như có lẽ chỉ được một số ít người nhận thức được mà cố gắng trau dồi kỹ năng, phát triển bản thân để phù hợp với môi trường đó.

“Sinh viên giống như một trang giấy trắng”, chúng ta luôn tư duy rằng những gì được học ở trường, thầy cô dạy cho đến khi đi làm chỉ có vậy, cứ thế mà áp dụng.

Đó là sai.

Mọi người chắc hẳn cũng đã nghe đến câu nói “Đời không như mơ”, đó chính là thực tế khi chúng ta bước chân ra khỏi cánh cổng đại học để tìm việc, để bắt đầu những công việc bên ngoài.

Vậy đối với một sinh viên ra trường cần phải có thái độ, kỹ năng như nào khi tìm việc và làm việc trong Doanh nghiệp?

Thật may mắn khi CLB Kết nối Doanh nghiệp đã có cơ hội được nói chuyện, trao đổi trực tiếp với anh Dương Quang Thanh – Phó phòng khai thác của công ty Công Ty TNHH Vận Tải Biển Và Xuất Nhập Khẩu HTK và được anh chia sẻ về vấn đề này.

Là một người cũng đã từng là sinh viên, nên anh hiểu những điều mà một sinh viên mới ra trường phải đối mặt, vì vậy dưới đâu là một số lời khuyên gửi đến các bạn sinh viên.

1.            Phải tự tin.

Tự tin nhưng không phải là tự tin thái quá. Khi đi xin việc, việc đầu tiên là phải thật tự tin lưu loát, trong đầu phải nảy số liên tục. Nảy số liên tục có nghĩa là khi bạn gặp một câu hỏi nhưng không biết cách xử lí vì có thể chưa được học hay chưa gặp bao giờ thì tuyệt đối không được trả lời là “Em không biết”. Hay cả khi đi làm cũng vậy, chẳng có ai muốn nghe câu “Em không biết” từ nhân viên của mình. Thay vào đó hãy nói là em sẽ làm lại, anh/chị có thể chỉ cho em cách làm được không. Cũng là một cách nói nhưng cách truyền đạt khác sẽ mang lại giá trị khác. Nó sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng hay với sếp của mình, bạn cho họ thấy rằng bạn có ý muốn học hỏi, muốn phát triển. Cái gì không biết hãy chịu khó lắng nghe.

Tuy nhiên, tự tin không phải là tự tin một cách thái quá. Nhiều bạn cho rằng mình học trường A, trường B nên khi ra trường với tâm lý mình phải được mức lương thế này thế kia, nếu không thì sẽ không làm. Các bạn thản nhiên đưa ra một mức lương, mà chẳng hề nghĩ xem mình có gì? Kỹ năng đáp ứng yêu của của nhà tuyển dụng không? Hay bạn chỉ có một tấm bằng trong tay?

Không chỉ những bạn mới đi làm mà ngay cả những bạn thực tập, toàn tự cho mình giỏi, không chịu nghe ai, tự làm, tự quyết, tự nghĩa là đúng, cuối cùng hỏng hết việc

2.            Hãy luôn làm việc hết mình, nếu có thể hãy làm trên mức công việc được giao

Ví dụ khi làm việc, sếp giao cho mình một công việc tra lương 5 triệu thì bên cạnh việc hoàn thành tốt công việc được giao, hãy cố gắng làm nhiều hơn, vượt qua mức 100% được đưa ra ngay cả khi họ không trả cho mình mức lương mong muốn, Và khi đó, mọi sự cố gắng của mình, sẽ được công ty nhìn nhận, đánh giá công sức, thành quả của mình, và nhận thấy bạn xứng đáng được trả một mức lương tốt hơn hay thậm chí là một vị trí cao hơn. Đừng bao giờ để mình bị thụ động, giao việc gì làm việc nấy, chỉ đâu làm đó.

3.                 Về giao tiếp: phải chia sẻ, hòa đồng với người khác đặc biệt đối với đồng nghiệp công ty.

Khi đi làm, đừng nên giấu diếm những gì mình đang có. Hầu hết mọi người đều có tâm lý rằng sợ người khác biết những mình có và sợ họ sẽ giành mất cơ hội của mình. Hãy cố gắng chia sẻ với đồng nghiệp, vì không có gì là giữ được mãi, họ không hỏi mình thì họ có thể hỏi được người khác. Khi như vậy, vô tình sẽ khiến người khác nghĩ rằng à mình là một người xấu tính, biết nhưng không chia sẻ, từ đấy họ cũng chẳng chia sẻ cho mình nữa. Muốn nhận lại thì bản thân mình phải cho đi, phải chia sẻ.

Hi vọng những điều kinh nghiệm đã được chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho các bạn sinh viên, giúp các bạn có thể xác định được những kĩ năng, thái độ mình cần phải có để mà chuẩn bị hành trang cho mình  trước khi rời ghế nhà trường đi làm.

Kiến thức sách vở quan trọng đó nhưng nên chăm chút kỹ năng mềm nữa các bạn nhé!

Người viết: Đồng Thị Minh Ánh – KTN59ĐH

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

KHO CFS TẠI CÔNG TY TNHH YUSEN LOGISTICS (VIỆT NAM) (29/12/2023)
Sáng ngày 6/12/2023 vừa qua, CLB Kết nối Doanh nghiệp Khoa Kinh tế cùng với thầy Trần Hải Việt đã có chuyến tham quan thực tế  đầy thú vị và bổ í...

Kho Ngoại quan và kho Tổng hợp tại Công ty TNHH Yusen Logistics (Việt Nam) (29/12/2023)
Vào sáng ngày 6/12/2023 vừa qua, CLB Kết nối Doanh nghiệp Khoa Kinh tế Trường Đại học Hàng hải Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Yusen Logistics (Việ...

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KNDN CỦA KHOA KINH TẾ (06/11/2023)
Vào sáng ngày 28/10/2023,  Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã diễn ra  hội nghị “Tổng kết chương trình Kết nối Doanh nghiệp năm học 2022-2023” với sự...

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT KẾT NỐI DN KHOA KINH TẾ (06/11/2023)
TỌA ĐÀM CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI DOANH NGHIỆP I. LỜI MỞ ĐẦU       Vào sáng ngày 28/10/2023 vừa qua, tại p...