ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ LC, TT, MUA BẢO HIỂM CHO HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU. (11/10/2020)

ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ LC, TT, MUA BẢO HIỂM CHO HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU.

1.     THANH TOÁN QUỐC TẾ LC

Bước 1 :

Người nhập khẩu – người mua hàng sẽ mở LC với ngân hàng của họ sau đó gửi cho người xuất khẩu bản nháp LC để kiểm tra. Chú ý khi kiểm tra LC phải thật kỹ về: thông tin, địa chỉ, mã số thuế, điều khoản giao dịch đàm phán trong hợp đồng, thời hạn giao hàng, mô tả hàng hóa mà LC yêu cầu,….. trước khi xác nhận đơn hàng. Vì nếu sau khi xác nhận đơn hàng, doanh nghiệp muốn sửa thông tin trong LC phải tốn 40$ - 50$ cho 1 lần sửa.

Bước 2 :

Sau khi có bản LC hoàn chỉnh, ngân hàng người của họ sẽ gửi bản LC đó về ngân hàng ở  Việt Nam và ngân hàng sẽ báo về cho doanh nghiệp cấp hàng về thông tin lô hàng. Doanh nghiệp cấp hàng sau khi nhận thông báo phải chạy sản xuất hàng hóa để kịp deadline trên LC (vì nếu chậm đơn hàng sẽ bị 1 khoản phí phạt).

Bước 3 :

Khi hoàn thàn quá trình sản xuất, doanh nghiệp phải đặt chỗ với hãng tàu và làm vận đơn. Trên vận đơn, tất cả các thông tin phải khớp với LC từ dấu chấm, dấu phẩy. Thông tin của shipper phải khớp với thông tin của consignee, notify, …Đối với một đơn hàng mua bán theo thanh toán LC thì consignee sẽ là “two order of bank”, là sự qua lại giữa hai ngân hàng của người mua và người bán.

Bước 4 :

Hoàn thành vận đơn, doanh nghiệp sẽ gửi bộ thông tin, bộ chứng từ: vận đơn, infor, packing-list, hợp đồng cho ngân hàng ở Việt Nam để chấm bộ chứng từ với LC xem thông tin nào không khớp, sai hay cần điều chỉnh. Nếu có sai sót, ngân hàng sẽ báo về cho doanh nghiệp và doanh nghiệp dực vào đó để điều chỉnh ( Ngân hàng Việt Nam chỉ chấm tối đa 3 lần cho 1 đơn hàng và từ lần thứ 4 sẽ tính phí).

Khi bộ chứng từ đã được chấm chính xác, ngân hàng Việt Nam sẽ confirm thông tin, doanh nghiệp sẽ gửi bộ thông tin, chứng từ gốc cho ngân hàng Việt Nam và bên ngân hàng Việt Nam sẽ gửi chuyển phát nhanh tới ngân hàng bên đồ nhập khẩu. Nhận thông tin, chứng từ từ bên xuất khẩu, ngân hàng nước ngoài sẽ check lại với LC nếu khớp sẽ tiến hành thanh toán cho ngân hàng xuất khẩu, nếu không khớp sẽ không được thanh toán.

(Có 2 loại LC: LC thanh toán trước sẽ mất 2-3 ngày sau khi gửi thông tin, chứng từ lên ngân hàng nhập khẩu; LC thanh toán sau sẽ mất gần 30 ngày sẽ được thanh toán. Tuy thanh toán bằng LC có phần phức tạp và tốn kém do mỗi lần sai sử sẽ mất 40-50$ nhưng lại phương pháp an toàn nhất cho doanh nghiệp xuất khẩu.)

2.     THANH TOÁN QUỐC TẾ TT (chuyển tiền quốc tế)

            Chỉ cần gửi thông tin tài khoản công ty cho bên nhập khẩu, bên nhập khẩu sẽ chuyển khoản luôn tiền cọc, và tiền sau khi giao hàng,… Và phí chuyển khoản sẽ do người nhập khẩu trả. TT có phần đơn giản, nhanh gọn hơn LC, tuy nhiên, TT cũng có bất lợi, rủi ro hơn so với LC vì sẽ không có bên thứ 3 đứng lên đảm bảo sẽ thanh toán cho người xuất khẩu, hoàn toàn phụ thuộc vào sự tin tưởng lẫn nhau giữa người mua và người bán.

3.     MUA BẢO HIỂM CHO HÀNG HÓA

            Mỗi mặt hàng, mỗi loại hàng hóa sẽ 1 mức chi phí bảo hiểm khác nhau, phụ thuộc vào giá trị của hàng hóa. Những hàng hóa có giá trị thấp thì chi phí bảo hiểm cũng thấp hơn. Khi liên lạc với bên bảo hiểm, doanh nghiệp phải cung cấp thông tin, chứng từ của đơn hàng cho bên bảo hiểm để phân loại hàng hóa và đưa ra mức bảo hiểm phù hợp. Sau khi bảo hiểm review lại hồ sơ, sẽ phản hồi lại cho doanh nghiệp giá bảo hiểm bao nhiêu % giá trị hàng hóa. Khi 2 bên xác nhận chi phí bảo hiểm, 1 đơn bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nháp sẽ chuyển tới doanh nghiệp xuất khẩu để xem thông tin. Nếu không có sai sót, doanh nghiệp sẽ gửi bản bảo hiểm nháp cho bên nước nhập khẩu (bản bảo hiểm có song ngữ) để xác nhận. Bên mua và bên bán sau khi check bảo hiểm, doanh nghiệp nhập khẩu báo lại với bên bảo hiểm để tạo bản bảo hiểm gốc và bên bảo hiểm sẽ làm cho doanh nghiệp 2 bản gốc kèm 1 bản copy (doanh nghiệp phải chi trả phí bảo hiểm trước để giải phòng bộ chứng từ). Nhận bản gốc xong, doanh nghiệp có trách nhiệm gửi toàn bộ hồ sơ, chứng từ cho bên nhập khẩu.

(Cũng có những doanh nghiệp mua bảo hiểm với mức giá cao hơn mức bảo hiểm % giá trị hàng hóa thông thường. Mức bảo hiểm bằng bao nhiêu % giá trị hàng hóa sẽ do doanh nghiệp đưa ra với bên bảo hiểm, thường mức bảo hiểm > 100% giá trị hàng hóa)

Chú ý: Nếu bên xuất, nhập khẩu muốn mua bảo hiểm hàng hóa ở giai đoạn vận chuyển nào phải gửi hồ sơ thông báo với bên bảo hiểm trước thời điểm đó.

            Qua bài viết sơ qua về các loại hình thanh toán quốc tế và phương thức tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất-nhập khẩu, hi vọng các bạn sẽ lựa chọn cho mình mức bảo hiểm và phương thức thanh toán quốc tế phù hợp cho các đơn hàng. Chúc các bạn thành công!

                                                                                               Người biên soạn: Phạm Hiếu Hảo – KTN60DH

 

 

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

KHO CFS TẠI CÔNG TY TNHH YUSEN LOGISTICS (VIỆT NAM) (29/12/2023)
Sáng ngày 6/12/2023 vừa qua, CLB Kết nối Doanh nghiệp Khoa Kinh tế cùng với thầy Trần Hải Việt đã có chuyến tham quan thực tế  đầy thú vị và bổ í...

Kho Ngoại quan và kho Tổng hợp tại Công ty TNHH Yusen Logistics (Việt Nam) (29/12/2023)
Vào sáng ngày 6/12/2023 vừa qua, CLB Kết nối Doanh nghiệp Khoa Kinh tế Trường Đại học Hàng hải Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Yusen Logistics (Việ...

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KNDN CỦA KHOA KINH TẾ (06/11/2023)
Vào sáng ngày 28/10/2023,  Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã diễn ra  hội nghị “Tổng kết chương trình Kết nối Doanh nghiệp năm học 2022-2023” với sự...

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT KẾT NỐI DN KHOA KINH TẾ (06/11/2023)
TỌA ĐÀM CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI DOANH NGHIỆP I. LỜI MỞ ĐẦU       Vào sáng ngày 28/10/2023 vừa qua, tại p...