BÀI NGHIỆM THU VỀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM KHI ĐI LÀM (22/04/2022)
Trong buổi talkshow tổ chức hôm chủ nhật ngày 3/4/2022 dưới sự tham gia của bốn khách mời: anh Hải, chị Yến, chị Ánh, chị Vân đều là những cựu sinh viên và sinh trường Đại học Hàng Hải Việt Nam, là thành viên của câu lạc bộ. Các anh chị đã dành ra một buổi sáng về trường truyền đạt lại những kinh nghiệm quý báu khi đi làm. 
1. Sự ham học hỏi 
Khi sinh viên mới ra trường mới đi làm, tâm lí rất e dè và ngại hỏi. Đây là điểm yếu chí mạng khiến các sếp không vừa ý. Các anh chị hướng dẫn không thể một lúc mà hướng dẫn hết toàn bộ công việc được. Bản thân mình phải tự tìm hiểu, chỗ nào không thể tra được hoặc chưa rõ thì hãy hỏi một cách chân thành nhất. Hơn nữa bản thân người hướng dẫn cũng có công việc bận, không thể 24/24 đi hướng dẫn mình được. Hãy chủ động quan sát cách người hướng dẫn làm việc, từ đó mình sẽ có được không ít kiến thức. 
2. Kĩ năng word, power point, excel 
Đây là vấn đề quan trọng, kĩ năng sử dụng bàn phím với 10 đầu ngón tay không phải ai cũng làm được. Tuy biết rằng kỹ năng sử dụng máy tính là một trong những điều kiện để ra trường, nhưng nhiều bạn học để ra trường và sau đó nhanh quên, không ngó ngàng gì tới, dẫn đến tình trạng kĩ năng sử dụng máy tính kém khiến nhiếu sếp nhíu mày. Đặc biệt việc tính toán trên excel sẽ thường xuyên sử dụng, cho nên các bạn đừng bao giờ có lối suy nghĩ học đủ ra trường thôi. 
3. Trình độ ngoại ngữ 
Yếu tố này rất quan trọng, đối với ngành kinh tế ngoại thương, công việc đi làm sau này sẽ chủ yếu liên quan tới xuất nhập khẩu, giao thương với nước ngoài,… Do đó biết ngoại ngữ là một lợi thế. Những kĩ năng áp dụng vào công việc còn kém. Bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết giữa đi học và đi làm sẽ khác nhau. Nếu không chịu khó trau dồi thì bạn sẽ lúng túng khi đi làm. Thêm nữa các từ chuyên ngành của sinh viên ra trường còn rất yếu, sẽ gây khó khăn khi soạn thảo, giao dịch.
4. Trách nhiệm với công việc 
Nếu còn là sinh viên bạn có thể tự do nghỉ học hay đi học muộn. Nhưng khi đi làm bạn sẽ phải đi đúng giờ, dù nắng mưa bệnh tật cũng không thể tự do nghỉ. Bởi công việc đi làm là một chuỗi mắt xích, chỉ cần 1 người chậm trễ hoặc làm sai có thể khiến chuỗi mắt xích sau bị ảnh hưởng lớn. Việc đi làm đúng giờ và không nghỉ tự do cũng thể  hiện sự tôn trọng của bạn với nghề với người khác. Qua đó người sếp sẽ có sự đánh giá về phong cách tư thái làm việc của bạn. 
5. Lễ phép với mọi người 
Tâm lí mọi người là nếu mình chào hỏi mà người khác không đáp lại tức là đối phương không thích mình, bạn sẽ cảm thấy ngại và sẽ không chào hỏi nữa. NO! Gạt bỏ suy nghĩ đó ngay, họ không trả lời có thể họ bận, không nghe thấy ,… Hãy mở lời chào hỏi với mọi người dù họ không trả lời mình vẫn cứ chào như một sự lễ phép hiển nhiên. Lâu dần họ sẽ nhận ra sự lễ phép và tôn trọng của mình và họ sẽ có cái nhìn tốt hơn về mình. Sáng đến công ty hãy chào, hỏi thăm hay chúc mọi người một buổi sáng tốt lành. Tối về hãy gửi lời chào tạm biệt và kèm câu chúc cẩn thận. Nó sẽ tạo cho bạn sự lễ phép và khiến mọi người yêu quý bạn hơn. Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau! 
6. Hãy nói chuyện nhiều với người giàu kinh nghiệm 
Cuộc nói chuyện với những người giàu kinh nghiệm và thành công có thể rút ngắn thời gian đi đến thành công của bạn. Họ sẽ truyền dạy kinh nghiệm hay những con đường tắt cho bạn. Như vậy bạn sẽ tránh được rủi ro khi làm việc và nhanh chóng đi đến thành công hơn. Thậm chí những người đó có thể giới thiệu cho bạn những người khách hàng khác. 
7. Đối với sale logistics 
Theo như anh Hải chia sẻ, với người mới bước vào nghề này thì 3 - 6 tháng không có khách hàng sẽ khiến bạn dễ chán nản. Đây là điều bình thường, hãy giữ ngon lửa với nghề đừng làm nó vụt tắt. Đối với ngành này bạn cần đi giao tiếp nhiều, đôi khi chấp nhận chịu lỗ để giữ chân khách, mời khách những bữa ăn hay trà chiều… tạo mối quan hệ. Dần dần mới có những khách hàng của chính mình, nếu mối quan hệ tốt họ sẵn sàng giới thiệu thêm khách hàng cho mình. Bản thân nghề nào cũng có cái khó ban đầu, phải giữ lấy cái lửa đối với nghề. 
8. Đối với doc-cus 
Theo như một chị đã chia sẻ, môi trường làm việc sẽ sử dụng nhiều tiếng anh. Mỗi một chứng từ cần kiểm tra kĩ vì mọi sai lầm bạn sẽ trả giá bằng tiền. Bản thân chị khi mới vào nghề do sự sơ suất sửa bill quá nhiều nên chị đã bị khách hàng trừ mất 40$. Đó là một kỉ niệm khi mới bước vào nghề của chị. Do đó mà khi làm phải check lại thông tin kĩ càng, nếu không sẽ ảnh hưởng các chuỗi về sau và bản thân cũng phải chịu đến bù. 
Nói tóm lại: Mọi người khi bước vào môi trường công việc, sẽ có những áp lực riêng của từng ngành nghề nên hãy giữ cho mình ngọn lửa với nghề. Hãy trau dồi kĩ năng mềm, đặc biệt khả năng ngoại ngữ và tin học văn phòng. Và phải tự giác học hỏi, cải thiện kĩ năng giao tiếp hàng ngày. Hãy xây dựng cho mình một trang thông tin cá nhân thật uy tín trên các trang mạng xã hội. Và hãy chú ý ngôn từ dù trên mạng hay đời thực. 
Hoàng Ngọc Anh - KTN60CL
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

KHO CFS TẠI CÔNG TY TNHH YUSEN LOGISTICS (VIỆT NAM) (29/12/2023)
Sáng ngày 6/12/2023 vừa qua, CLB Kết nối Doanh nghiệp Khoa Kinh tế cùng với thầy Trần Hải Việt đã có chuyến tham quan thực tế  đầy thú vị và bổ í...

Kho Ngoại quan và kho Tổng hợp tại Công ty TNHH Yusen Logistics (Việt Nam) (29/12/2023)
Vào sáng ngày 6/12/2023 vừa qua, CLB Kết nối Doanh nghiệp Khoa Kinh tế Trường Đại học Hàng hải Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Yusen Logistics (Việ...

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KNDN CỦA KHOA KINH TẾ (06/11/2023)
Vào sáng ngày 28/10/2023,  Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã diễn ra  hội nghị “Tổng kết chương trình Kết nối Doanh nghiệp năm học 2022-2023” với sự...

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT KẾT NỐI DN KHOA KINH TẾ (06/11/2023)
TỌA ĐÀM CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG KẾT NỐI DOANH NGHIỆP I. LỜI MỞ ĐẦU       Vào sáng ngày 28/10/2023 vừa qua, tại p...